Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
Trang chủ Giới thiệu Hoạt động Tài liệu Tuyển dụng Bài báo Liên hệ  
Cảm ơn quý khách truy cập trang web chính thức của công ty TNHH BKTĐH. Chúc quý luôn mạnh khỏe và thành đạt
 
SẢN PHẨM
Bộ đk động cơ tuyến tính (nghiên cứu)
Biến tần cho điều hòa
Bộ điều khiển lắng tĩnh điện
Máy hàn sử dụng SCR
Bộ đo công suất S10
Bộ thu thập dữ liệu qua SMS
CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN
Nâng cấp máy ép hp1600
Hệ cấp cám nhiệt điện
Phần mềm SCADA hệ nhiệt luyện
DỊCH VỤ
Sửa chữa biến tần và các thiết bị công suất
Sửa chữa thiết bị khả trình công nghiệp (PC, PLC)
Tư vấn thiết kế hệ thống truyền động
Tư vấn hệ thống phần mềm công nghiệp
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Le Anh Tuan
ĐỐI TÁC

 
Bài báo , BKTDH Co.,Ltd website
Bài báo
Paper
CÁC BÀI BÁO CỦA THÀNH VIÊN

STT Tên bài báo Tác giả Tóm tắt Đọc (download)
1 Tổng hợp bộ điều khiển phi tuyến cho động cơ dị bộ rotor lồng sóc bằng phương pháp backstepping Ths. Lê Anh Tuấn; TSKH. Nguyễn Phùng Quang
Phòng Thí nghiệm trọng điểm về Tự động hoá , Trường đại học Bách khoa Hà nội
Động cơ điện là dạng cơ cấu chấp hành phổ biến
nhất trong các hệ thống điều khiển truyền
động.Trong đó, động cơ xoay chiều ba pha là dạng
đối tượng có mô hình toán thể hiện rõ tính phi
tuyến. Việc áp dụng các phương pháp điều khiển phi
tuyến cho động cơ từ lâu đã được đề cập đến và đã
có những kết quả nhất định. Phương pháp điều
khiển phi tuyến Backstepping (còn gọi là phương
pháp cuốn chiếu) xuất hiện vào đầu những năm 90
của thế kỷ 20 là một phương pháp được đánh giá
hứa hẹn đem lại kết quả khả quan khi áp dụng vào
điều khiển động cơ. Dựa trên nguyên tắc tìm dần
hàm điều khiển Lyapunov từ các mô hình con, ta sẽ
tìm ra hàm điều chỉnh phản hồi trạng thái đảm bảo
hệ thống ổn định toàn cục. Bài báo sẽ trình bày cô
đọng nhất về bước làm để có thể xây dựng bộ điều
khiển phi tuyến cho động cơ dị bộ nguồn kép rotor
lồng sóc (DB-RTLS) theo phương pháp
Backstepping và một số kết quả ban đầu.
Bài báo nằm trong khuôn khổ chương trình nghiên
cứu “Ứng dụng các phương pháp thiết kế phi tuyến
trong điều khiển hệ thống truyền động-chuyển
động” của PTN Tự động hóa ĐHBKHN
Link
2 Xây dựng phần mềm điều khiển mờ cho hệ có tham số thay đổi PGS.TS Bùi Quốc Khánh, KS Phạm Ngọc Hải
Phòng Thí nghiệm trọng điểm về Tự động hóa, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
e-mail: autolab-hut@hn.vnn.vn
Lý thuyết điều khiển mờ (Fuzzy Control) đang được
nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trong điều khiển các hệ
phi tuyến mạnh, có tham số thay đổi,.... Trên thế giới
hiện đã có khá nhiều các công cụ cho phép thực hiện
mô phỏng hệ điều khiển mờ (nhờ ToolBox Fuzzy của
Matlab, phần mềm FuzzyTECH, WinFact, ....), tuy
nhiên các công cụ này có sự hạn chế về việc thay đổi
và phát triển.
Bài báo đã xây dựng một phần mềm điều khiển mờ
cho hệ có tham số thay đổi bằng ngôn ngữ lập trình
Visual C++ 6.0. Phần mềm này cho phép cài đặt các
tập mờ, xây dựng các luật điều khiển, thực hiện suy
diễn mờ và giải mờ cho các hệ điều khiển có cấu trúc
nhiều đầu vào nhiều đầu ra (MIMO - Multi Input
Multi Output), sau đó thực hiện mô phỏng kết quả.
Phần mềm cung cấp một môđul mô phỏng hệ điều
khiển FPID (PID mờ) cho hệ có tham số thay đổi và
so sánh với các bộ điều khiển PID thông thường.

Link
3 Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống phát điện sức gió công suất 20kW hoạt động ở chế độ ốc đảo Nguyễn Phùng Quang, Lê Anh Tuấn, Trương Xuân Hùng, Phí Kim Phúc*
Phạm Trung Kiên**
*Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Tự động hóa
**Bộ môn Điều khiển Tự động
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Trong sự phát triển của xã hội, điện năng giữ một vai trò hết sức quan trọng gắn liền với hầu hết các
hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội. Những năm vừa qua, cùng với tốc độ phát triển rất nhanh của nền
kinh tế quốc dân, nhu cầu điện năng phục vụ đời sống và sản xuất cũng tăng lên đã đòi hỏi những nỗ lực
phát triển thêm các nguồn cung cấp, mở rộng hệ thống phân phối và truyền tải đi khắp đất nước. Số liệu đến
hết ngày 30 tháng 06 năm 2005 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam: số hộ có điện lưới quốc gia đạt con số
11.767.358/13.235.380 (tương ứng 88,91%). Cuối năm 2003, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Công nghệ
cao - Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Tự động hóa thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã được Bộ Khoa
học và Công nghệ giao trọng trách thực hiện Đề tài KC.06.20CN: “Nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo hệ thống
phát điện sức gió công suất 10 – 30kW phù hợp với điều kiện Việt Nam”. Sản phẩm của Đề tài là trạm phát
điện sức gió cung cấp điện năng cho các vùng không có lưới điện quốc gia. Dải công suất dự kiến trong
phạm vi 10 – 30 kW phù hợp với làng bản vài chục hộ dân hoặc cho nông trang sản xuất quy mô nhỏ.
Link
4 Mô hình hóa đối tượng chuyển động thẳng tạo trực tiếp và đề xuất cấu trúc điều khiển Lê Anh Tuấn, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Viết Trường, Nguyễn Phùng Quang
Trường ĐHBK Hà Nội
Bài báo đề xuất mô hình cho các yếu tố phi tuyến tĩnh
bao gồm đàn hồi, khe hở, ma sát trong chuyển động
thẳng. Một cấu trúc điều khiển cho hệ thống gồm
động cơ tuyến tính và tải có sự xuất hiện của các yếu
tố phi tuyến tĩnh này được đề xuất đồng thời mô
phỏng được thực hiện để kiểm chứng tính thích hợp
của cấu trúc điều khiển này.
Link
5 Hoàn thiện phương pháp điều khiển trực tiếp mô men động cơ không đồng bộ rô-to lồng sóc dùng biến tần kiểu ma trận matrix converter Bùi Quốc Khánh, Trần Trọng Minh, Phạm Văn Bách
Trường ĐHBK Hà Nội – Trung tâm nghiên cứu Triển khai Công nghệ cao
Phương pháp điều khiển trực tiếp mô men cho hệ truyền
động biến tần ma trận – động cơ không đồng bộ (DTCMC) đang được quan tâm nghiên cứu để có thể ứng dụng
trong công nghiệp. Vấn đề cần quan tâm ở đây là cần
phải làm giảm mô men đập mạch. Trong thực tế với biến
tần gián tiếp kiểu nguồn áp điều này được thực hiện bằng
việc kết hợp của hai phương pháp điều khiển trực tiếp
mô men (DTC) và điều chế độ rộng xung (PWM) – làm
phức tạp cấu trúc vốn đơn giản và hiệu quả của phương
pháp DTC. Bài báo này trình bày một phương pháp điều
khiển trực tiếp mô men động cơ không đồng bộ rô-to
lồng sóc sử dụng biến tần kiểu ma trận (MC). Nội dung
chính của phương pháp tập trung khai thác MC như một
biến tần đa mức (multi level) với các véc-tơ điện áp
chuẩn là điện áp lưới đầu vào có giá trị biên độ và góc
pha thay đổi liên tục theo thời gian từ đó xây dựng cấu
trúc điều khiển DTC-MC với các khâu so sánh từ trễ
nhiều đầu ra đồng thời đưa ra phương pháp tính toán áp
đặt đúng véc-tơ điện áp chuẩn tại thời điểm xuất tín hiệu
điều khiển khi triển khai trên DSP. Với cấu trúc DTCMC được xây dựng có cấu trúc đơn giản mà vẫn đảm
bảo được các ưu việt của MC như cấu trúc thuần bán
dẫn, dòng điện đầu vào hình sin, hệ số công suất gần
bằng một, năng lượng dễ dàng được trao đổi qua lại giữa
tải và lưới, làm giảm rất đáng kể dao động mô men điện
động cơ đặc biệt khi động cơ làm việc ở vùng tốc độ
thấp. Các kết quả mô phỏng và thực nghiệm cũng được
trình bày nhằm kiểm chứng các phân tích lý thuyết cũng
như khả năng triển khai ứng dụng trong thực tiễn
Link
6 Thiết bị logic lập trình được trong ứng dụng xử lý tín hiệu số Bùi Quốc Khánh, Phạm Văn Bách
Trường ĐHBK Hà Nội – Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Công nghệ cao
Trong những năm gần đây, cụm từ logic lập trình
được (PLD) ngày càng xuất hiện nhiều trong các lĩnh
vực công nghệ mới và được biết đến như một giải
pháp phần cứng (hardware solution) và ngày càng
được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng điều khiển
chuyển động. Bài viết này sẽ trình bày một cách khái
quát về PLD cũng như những khả năng của chúng và
ứng dụng của một PLD đơn giản cho việc điều khiển
động cơ một chiều không chổi than (BLDC).
Link
7 PLECS , công cụ mô phỏng chuyên nghiệp cho thiết kế điều khiển Nguyễn Phùng Quang, Lê Anh Tuấn
Phòng Thí nghiệm trọng điểm về Tự động hoá, Trung tâm nghiên cứu triển khai
Công nghệ cao , Trường đại học Bách khoa Hà n
Matlab/Simulink là công cụ mô phỏng quen
thuộc với các nhà phát triển, nghiên cứu trong
công nghiệp cũng như các cơ sở nghiên cứu.
Tuy nhiên, việc sử dụng Matlab/Simulink để
mô phỏng hệ thống điều khiển điện tử công suất
gặp một số điểm bất lợi. Hệ thống cần mô
phỏng phải được diễn đạt dưới dạng các phương
trình vi tích phân. Quá trình này thường mất rất
nhiều thời gian và hay gặp lỗi. PLECS là một
bộ công cụ rất mạnh mở rộng khả năng cho
Simulink có thể mô phỏng mạch điện tự một
cách trực tiếp. Thuật toán điều khiển được xây
dựng dựa trên các phần tử khác trên có sẵn trên
Simulink và được áp dụng vào mô hình. Bài
báo nhằm mục đích giới thiệu công cụ mô
phỏng thú vị này
Link
8 Ứng dụng hệ truyền động biến tần ma trận – động cơ không đồng bộ cho phụ tải nâng hạ Bùi Quốc Khánh , Phạm Văn Bách
Trường ĐHBK Hà Nội
Biến tần kiểu ma trận sử dụng ma trận khóa bán dẫn
hai chiều làm việc ở tần số cao cho phép năng lượng
có thể trao đổi theo cả hai chiều, có cấu trúc nhỏ gọn,
được sử dụng như một bộ truyền áp, dòng điện đầu
vào/ra biến tần hình Sin, hệ số công suất gần bằng
một. Bài viết giới thiệu một cấu trúc ứng dụng hệ
truyền động biến tần kiểu ma trận - động cơ không
đồng bộ - phụ tải nâng hạ, động cơ không đồng bộ
được điều khiển theo phương pháp FOC. Các kết quả
mô phỏng trên máy tính và thử nghiệm đã thể hiện
chất lượng hệ truyền động.
Link
 
Tìm kiếm
sản phẩm mới nhất
Tin BÀI nổi bật
Mô phỏng thời gian thực trong thiết kế hệ thống điều khiển Mô phỏng thời gian thực trong thiết kế hệ thống điều khiển
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 251813

 

Công ty TNHH BKTĐH
Địa chỉ ĐK: Số 30, phố Vĩnh Phúc, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội
Văn phòng chính: Tầng 5 - số 170 - phố Bạch Mai - phường Ô Cầu Dền - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Tel: (+84) 0904651679   - Fax: (+84) 0903241679
Lê Anh Tuấn: 0904107904 - Phạm Văn Bách: 0912525169
Email: info@bktdh.vn - Web: 
http://bktdh.vn

Tiếp chuyện chúng tôi trong căn nhà nhỏ trống huếch xklđ đài loan
Tiếp chuyện chúng tôi trong căn nhà nhỏ trống huếcha xklđ đài loan

 

Cầu trục 5 tấn là loại cầu trục có sức nâng từ 0 đến 5 tấn. Loại cầu trục này thường được sử dụng trong nhà máy sản xuất thép, nhà xưởng, nhà kho và các nghành sản xuất kinh doanh khác cầu trục 5 tấn